Tour du lịch Tây An – Cam Túc 8 ngày 7 đêm
DỊCH VỤ BAO GỒM:
DỊCH VỤ KHÔNG BAO GỒM:
Thành phố Tây An là thủ phủ của tỉnh Thiểm Tây và là một trong những đô thị cổ nhất ở Trung Quốc. Tây An - xưa là Trường An - một trong 4 kinh đô lớn trong lịch sử Trung Hoa, ghi dấu những thay đổi mang tính bước ngoặt trong lịch sử. Mười ba vương triều Trung Quốc là Tây Chu, Tần, Tây Hán, Tùy, Đường, Minh... đã đóng đô ở đây nên Tây An trải qua ngàn năm là một kinh đô hoa lệ, phố hội tấp nập với những đền đài, lăng tẩm hoành tráng. Tây An còn là điểm kết thúc phía Đông của Con đường tơ lụa huyền thoại. Lịch sử hơn 3.100 năm của Tây An vẫn còn ẩn chứa nhiều bí mật. Công viên địa chất quốc gia Đan Hà Trương Dịch là một công viên địa chất gần thành phố Trương Dịch, tỉnh Cam Túc phía tây bắc của Trung Quốc. Công viên có diện tích 510 km2. Rặng Đan Hà hùng vĩ (Núi Cầu vồng) của thành phố Trương Dịch là một tác phẩm nghệ thuật tuyệt đẹp của thiên nhiên. Cảnh quan ngoạn mục, hình dạng khác thường của nó và màu sắc tươi sáng kết hợp hoàn hảo tạo ra một trong những thắng cảnh đẹp nhất trên thế giới. Đan Hà, những quần thể địa chất và đồi núi của nó bao trùm khoảng 300 km vuông, trong một khu vực có lượng mưa thấp nằm gần sa mạc Gobi. Đôn Hoàng - hòn đảo xanh cô đơn giữa sa mạc khô cằn. Đôn Hoàng là một thị xã thuộc địa cấp thị Tửu Tuyền, tỉnh Cam Túc, Trung Quốc. Nằm trên con đường tơ lụa, Đôn Hoàng là điểm giao thương quan trọng bậc nhất giữa phương đông và phương tây. Đôn Hoàng được biết đến với nhiều di tích đặc sắc Hồ Bán Nguyệt nằm giữa sa mạc Gobi, Hang Mạc Cao, Gia Dục Quan.
Giá tour: 38.990.000 VNĐ
CLICK ĐĂNG KÝ TOUR NHANH
HOTLINE: 098 75 242 75
NGÀY 1: HÀ NỘI – TÂY AN (ĂN TỐI)
Nghỉ đêm tại Tây An
NGÀY 2: TÂY AN – BINH MÃ DŨNG – THÁP ĐẠI NHẠN (ĂN SÁNG/TRƯA/TỐI)
- Binh Mã Dũng – Đội quân đất nung hay Binh mã dũng của Tần Thủy Hoàng là một quần thể tượng người, ngựa làm bằng đất nung được chôn ở gần lăng mộ của Hoàng đế Tần Thủy Hoàng tại phía Bắc núi Ly Sơn (Thiểm Tây, Trung Quốc). Theo sách sử, việc xây dựng lăng mộ Tần Thủy Hoàng bắt đầu từ năm 246 TCN. Công trình này sử dụng đến 700.000 nhân công, thợ thủ công và mất 38 năm để hoàn thành. Đội quân đất nung được bố trí kế bên lăng mộ nhằm mục đích bảo vệ Tần Thủy Hoàng sau khi ông băng hà. Cho đến nay đã có trên 8.000 pho tượng được khai quật, phần lớn là tượng những người lính bộ binh, trong tư thế đứng thẳng, có mặc áo giáp và trang bị các vũ khí được sử dụng ở Trung Hoa cổ đại như cung, kích, giáo, mác, gươm… Ngoài ra còn có tượng các quan văn, quan võ, hầu cận của hoàng đế.
- Đại Nhạn Tháp – được xây dựng dưới thời trị vì của vua Đường Cao Tông, hoàn thành vào năm 652, nằm ở ngoại ô của thành phố Tây An, cách trung tâm thành phố khoảng 4km. Được xem như là biểu tượng của Tây An cũ, là nơi quan trọng của Phật Tử, nơi đây lưu giữ rất nhiều những tài liệu về Phật giáo quý giá của nhà sư Huyền Trang qua Ấn Độ thỉnh kinh.
NGÀY 3: TÂY AN – THÁP ĐẠI NHẠN – TRƯƠNG DỊCH (ĂN SÁNG/TRƯA/TỐI)
- Minh Thành Tường – Thành cổ Tây An được Chu Nguyên Chương, vị vua đầu tiên của nhà Minh xây dựng, đến nay đã có lịch sử hơn 600 năm. Tường thành cao 12m, chân tường dày 18m, trên bề mặt rộng 12-14m, chu vi 13,74km với một hào sâu bao quanh. Vật liệu xây dựng tường thành cũng rất đặc biệt. Ban đầu các bức tường được xây dựng bằng đất, vôi và chiết xuất gạo nếp trộn với nhau. Sau đó, bức tường được xây hoàn toàn bằng gạch. Ngày nay, bạn có thể thuê xe đạp hoặc đi bộ dạo quanh tường thành để có thể cảm nhận được sự hoành tráng của tường thành cổ này.
NGÀY 4: TRƯƠNG DỊCH – CÔNG VIÊN ĐỊA CHẤT ĐÀN HÀ (30KM – 50’) – ĐỀN MATISI (100KM – 2H30) – GIA DỤC QUAN (ĂN SÁNG/TRƯA/TỐI)
- Công viên địa chất Trương Dịch Đan Hà – hay còn gọi là Địa Mạo Đan Hà là một khu vực cực kì rộng lớn, trải dài từ miền Đông Nam đến Tây Bắc của Trung Quốc với nhiều cảnh đẹp hùng vĩ như tranh vẽ. Trong đó nổi tiếng nhất là dãy núi Đan Hà “ 7 sắc cầu vồng”. Đến đây bạn sẽ không khỏi thán phục vẻ đẹp tuyệt mỹ của vùng đất sa thạch đỏ rộng lớn kéo dài từ Đông Nam đến Tây Bắc Trung Quốc. Bên cạnh những khối sa thạch đỏ hình gợn sóng độc đáo, du khách có thể trải nghiệm cuộc đi bộ đường dài đầy thú vị để chiêm ngưỡng cảnh đẹp ở các thung lũng, các dãy núi đá hùng vĩ. Tất cả tạo nên một Địa Mạo Đan Hà sống động và tươi đẹp. Địa Mạo Đan Hà quả là một tiên cảnh trần gian khiến ai cũng phải ngỡ ngàng trước vẻ đẹp hoang sơ, kì vĩ của thiên nhiên.
- Đền Matisi ( Đền Móng Ngựa) – là quần thể kiến trúc Phật gáo hùng vĩ nằm treo leo trên vách núi, gồm 70 hang độn 500 bức tượng và hơn 200 m2 tranh họa khắc trên vách núi. Đền Matisi được xây dựng ẩn sâu trong các vách núi, các ngôi đền ở đây nằm treo veo trên vách núi với độ cao tới 100 m, từ trên cao toàn cảnh thiên nhiên ở đền Matisi sẽ được thu gọn trong tầm nhìn của bạn.
NGÀY 5: GIA DỤC QUAN – ĐÔN HOÀNG (380KM – 4H) (ĂN SÁNG/ TRƯA/ TỐI)
- Gia Dục Quan, Điểm Hùng Quan số 1 – Tường Thành Gia Dụ Quan nằm ở điểm cực Tây của Vạn Lý Trường Thành, nó nối liền núi Tề Liên – với núi Hắc Sơn, địa thế hiểm trở, là cổ hầu của con đường tơ lụa. Cửa quan xây nhiều lớp, bao gồm : ngoại thành , nội thành , ông thành, La Thành, Hào Thành, ba lớp tường thành, là một cửa ải trọng yếu trong quân sự thời cổ.Đây cũng là một trong các điểm du khách thường viếng thăm.
NGÀY 6: NGUYỆT NHA TUYỀN – MINH CÁT SƠN – HANG MẠC CAO (ĂN SÁNG/TRƯA/TỐI)
- Suối Nguyệt Nha- Minh Cát Sơn là một trong 5 khu sa mạc đẹp nổi tiếng của Trung Quốc, Minh Cát Sơn xếp thứ 4, bãi sa mạc đã có từ hai nghìn năm mà suối Nguyệt Nha nằm trong khu vực sa mạc không bị khô cạn, dài 218 m từ Đông tới Tây và rộng 54m từ Bắc tới Nam, chứa trong lòng nó là làn nước trong xanh như nước mùa xuân ngay giữa vùng sa mạc. Kế bên hồ là một ngôi chùa cổ, một hàng cây xanh rủ bóng mát cùng các cửa hàng lưu niệm. Du khách tới đây không chỉ vì hiếu kì sự tồn tại của một ốc đảo xanh tươi giữa sa mạc mà còn được cưỡi trên lưng lạc đà giữa sa mạc mênh mông để chiêm nghiệm lại cảm giác của người xưa khi di chuyển trên “ Con đường Tơ Lụa” (TẶNG PHÍ CƯỠI LẠC ĐÀ)
- Hang đá Mạc Cao – Đôn Hoàng là di chỉ Phật giáo, kho tàng văn hóa và kiến trúc Phật giáo lớn nhất tại Trung Quốc, cũng là một trong bốn di chỉ Phật giáo của nước này được UNESCO công nhận (hang Mạc Cao – Đôn Hoàng ở phía bắc tỉnh Cam Túc, hang Vân Cương ở tỉnh Sơn Tây, hang Long Môn ở tỉnh Hà Nam, hang Mạch Tích ở phía nam tỉnh Cam Túc), được tạo tác trên một dải núi thấp có tên là Minh Sa dài khoảng 2km, giữavùng sa mạc hoang vắng, nằm trên con đường tơ lụa cổ, cách Đôn Hoàng khoảng 25km. Thời Bắc Ngụy (năm 366), nhà sư Lạc Tôn khi đi ngang qua dải núi trên, nhìn thấy núi phản chiếu hào quang sáng rực, cho đó là điềm lành nên ở lại và tạo một cái hang để tu tập (tượng nhà sư Lạc Tôn đến nay vẫn còn trong hang). Sau đó nhiều người khác cũng bắt đầu đào hang để tụ tập tạo thành quần thể hang động như ngày nay.
NGÀY 7: ĐÔN HOÀNG – TÂY NINH (TÀU CAO TỐC) (ĂN SÁNG/TRƯA/TỐI)
- Nhà thờ Hồi giáo Đông Quan – Nằm ở phố Đông Quan, Tây Ninh thành phố, Nhà thờ Hồi giáo Đông Quan là nhà thờ Hồi giáo lớn nhất ở tỉnh Thanh Hải. Nó được xây dựng vào năm 1380, và bây giờ tự hào có một lịch sử hơn 600 năm. Nhà thờ Hồi giáo là không chỉ nổi tiếng với kiến trúc tuyệt đẹp của nó mà còn là một trung tâm giáo dục tôn giáo và là tổ chức học tập cao nhất của đạo Hồi